TIẾN NHẤT THÀNH
Vé Máy Bay TIẾN NHẤT THÀNH
Giá vé rẻ nhất - Phục vụ tốt nhất
Sân bay Narita, Nhật Bản

TRA CỨU VÉ MÁY BAY

Sân bay Narita, Nhật Bản

Thứ 4, 27/04/2016, 22:57 GMT+7

Quý khách có nhu cầu đặt vé máy bay từ Sài Gòn TPHCM đi Tokyo, Nhật Bản vui lòng tham khảo thông tin sân bay Narita. Các thông tin này sẽ rất hữu ích cho Quý khách.

Sân bay Narita hay còn gọi là Sân bay quốc tế Narita (IATA: NRT, ICAO: RJAA) là một sân bay quốc tế tọa lạc tại Narita, Chiba, Nhật Bản, phía Đông của Vùng Đại Tokyo. Narita phục vụ phần lớn các chuyến bay vận chuyển hành khách đến và đi Nhật Bản và cũng là điểm kết nối hàng không chính giữa châu Á và châu Mỹ. Đây là sân bay tấp nập thứ 2 Nhật Bản, là sân bay vận chuyển hàng hóa lớn thứ 2 Nhật Bản, sân bay vận chuyển hàng hóa tấp nập thứ 3 thế giới. Đây là trung tâm hoạt động quốc tế của các hãng hàng không Japan Airlines và All Nippon Airways, và là một trung tâm khu vực châu Á của các hãng Northwest Airlines và United Airlines. Năm 2007, sân bay này phục vụ 35.530.035 khách, đứng thứ 24 trong bảng xếp hạng các sân bay bận rộn nhất thế giới.

Sân bay này được gọi là Sân bay quốc tế mới Tokyo (tiếng Anh: New Tokyo International Airport) cho đến năm 2004. Trong khi Tokyo là nguồn cung chính về khách và hàng hóa của sân bay này, sân bay này lại nằm xa trung tâm Tokyo (mất 1h bằng tàu Express) và nằm trong một tỉnh khác. Sân bay quốc tế Tokyo (Sân bay Haneda) nằm ở trong nội thành Tokyo là sân bay bận rộn nhất ở Nhật Bản và là sân bay tấp nập thứ tư thế giới dù nó phục vụ rất ít chuyến bay quốc tế.

Việc xây dựng và mở rộng sân bay này đã dấy lên tranh chấp bạo loạn giữa chính phủ và nhân dân Nhật Bản. Do những tranh chấp này, các sân bay mới khác như ở Osaka và Nagoya là các sân bay (Kansai và sân bay Chūbu đã được xây ở các đảo lấn biển thay vì xây trong khu dân cư đông đúc.

Năm 1962, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu một phương án mới thay thế sân bay Haneda đang quá tải và đề xuất một "Sân bay quốc tế mới Tokyo" để thay thế Haneda tiếp nhận các chuyến bay quốc tế. Tokyo sau chiến tranh đã phát triển nhanh chóng đã khiến cho vùng Quan Đông thiếu đất bằng phẳng để xây sân bay, do đó nơi được lựa chọn là ở tỉnh Chiba. Đầu tiên, các nhà khảo sát đề xuất đặt sân bay ở làng Tomisato; tuy nhiên, địa điểm đã được dời 5 km phía Đông-Bắc của các làng Sanrizuka và Shibayama, nơi Hoàng Gia có một nông trại. Kế hoạch triển khai đã được công bố năm 1966.

Vào thời gian này, phong trào chủ nghĩa xã hội vẫn có sức mạnh đáng kể ở Nhật Bản, thể hiện qua các cuộc bạo loạn của sinh viên ở Tokyo năm 1960. Ngoài ra, những người dân số ở khu vực được lựa chọn xây sân bay này đã sinh sống ở đây đã lâu và không muốn rời bỏ quê cha đất tổ của mình nên nhiều người Nhật "cánh tả mới" phản đối việc xây dựng sân bay Narita với lý do là mục đích chính của việc xây sân bay này là cung cấp thêm phương tiện cho máy bay quân đội Hoa Kỳ trong trường hợp có chiến tranh với Liên Xô. Cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, một nhóm các cư dân địa phương phối hợp với các nhà hoạt động sinh viên và các đảng chính trị cánh tả đã lập nên một nhóm mang tên "Liên hiệp Sanrizuka-Shibayama chống lại sân bay Sanrizuka-Shibayama Union to Oppose the Airport sử dụng sự phối hợp giữa kêu gọi dân chúng, kiện ra tòa và chiến thuật chiến tranh du kích để ngăn cản chính phủ phát triển dự án.

Theo quy hoạch ban đầu, Sân bay quốc tế Tokyo có 3 đường băng: hai đường băng Tây Bắc/Đông Nam song song dài 4000 m và một đường băng giao cắt Đông Bắc/Tây Nam dài 3200 m. Khi sân bay khánh thành năm 1978, chỉ một trong hai đường băng song song đã được hoàn thành, hai đường kia bị trì hoãn để tranh làm trầm trọng thêm tình hình vốn đang căng thẳng ở khu vực xung quanh. Quy hoạch ban đầu cũng có tuyến đường ray cao tốc Narita Shinkansen nối sân bay với trung tâm Tokyo nhưng dự án này bị hủy bỏ do không đền bù đủ đất. Ngày 26 tháng 11 năm 1986, cơ quan quản lý sân bay này bắt đầu thực hiện giai đoạn 2, một đường băng nằm về phía Bắc của đường băng chính ban đầu. Để tránh các vấn đề gặp phải như giai đoạn 1, Bộ Giao thông Vận tải Nhật Bản đã hứa năm 1991 rằng việc mở rộng này sẽ không liên quan tới việc tước đoạt đất đai. Những người dân ở khu vực xung quanh đã được đền bù do ô nhiễm tiếng ồn và âm thanh từ công trường dù một số nông dân từ chối đi bị cưỡng chế. Đường băng này được mở cửa ngày 18 tháng 4 năm 2002, kịp cho World Cup tổ chức tại Nhật Bản năm đó. Tuy nhiên, đường băng này chỉ dài 2180 m, chỉ hơn ½ độ dài theo quy hoạch ban đầu, quá ngắn cho tàu bay Boeing 747 cất hạ cánh. Giai đoạn 2 cũng bao gồm việc xây một nhà ga hành khách do Công ty Takenaka xây dựng xong ngày 6 tháng 12 năm 1992.

Suốt cuối thập niên 1980, nhà ga xe lửa chính củaq Sân bay Narita nằm khá xa nhà ga. Bộ trưởng Giao thông Nhật Shintaro Ishihara, người hiện nay là thống đốc Tokyo, đã yêu cầu công ty vận hành tuyến tàu hỏa sân bay là JR và Keisei Railway nối tuyến này trực tiếp vào các nhà ga sân bay và mở nhà ga ngầm để phục vụ tàu Shinkansen đến tận nhà ga. Dịch vụ tàu điện shinkansen trực tiếp đã đến nhà ga ngày 19 tháng 3 năm 1991 và Nhà ga tàu hỏa Narita cũ được đổi tên thành Ga Higashi-Narita.

Cuối thập niên 1980, Liên hiệp (của những người phản đối) xây hai tháp bằng thép cao 30,8 m và 62,3 m phong tỏa đầu phía Bắc của đường băng chính. Tháng 1 năm 1990, Tòa án quận Chiba đã ra lệnh tháo dỡ hai tháp thép này mà không bồi thường cho Liên hiệp; Tòa án Tối cao Nhật Bản đã tán thành phán quyết này là hợp hiến năm 1993.

Ngày 1 tháng 4 năm 2004, Sân bay quốc tế mới Tokyo đã được tư nhân hóa và chính thức đổi tên thành Sân bay quốc tế Narita, phản ánh mệnh danh nổi tiếng của nó kể từ khi mở cửa. Sau khi tư nhân hóa, sân bay này đã đạt được mức vận tải kỷ lục và nhiều dự án xây dựng được tiếp tục.

Ngoài những tranh chấp chính trị tiếp diễn giảm dần tích ác liệt theo thời gian, các tranh cãi về vị trí và phí hạ cánh đã ảnh hưởng xấu đến sân bay này. Do nhiều hãng hàng không muốn sử dụng nó còn Cục hàng không Nhật Bản lại hạn chế số chuyến bay của mỗi hãng hàng không hoạt động tại đây khiến cho sân bay này đắt đỏ đối với hãng hàng không và hành khách. Một trong những chỉ trích không ngớt về sân bay này là khoảng cách xa trung tâm Tokyo, đi bằng tàu cao tốc nhanh nhất cũng phải mất 1 tiếng và mất thời gian lâu hơn nếu đi bằng đường bộ do nạn kẹt xe. Khoảng cách này càng trở thành vấn đề hơn đối với vùng Tây Tokyo và Tỉnh Kanagawa, cả hai gần Sân bay Haneda hơn. Tuyến Đường sắt Nhanh Narita, dự kiến hoàn thành và mở của năm 2010 sẽ làm giảm thời gian đi bớt 20 phút. Nhiều cổng tại nhà ga Narita đang được lắp đặt cầu dẫn khách đôi để phục vụ tàu bay khổng lồ Airbus A380. Singapore Airlines dự định bay bằng tàu bay A380 đầu tiên đến Narita vào mùa Hè năm 2007.

Dù Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông đã cho Sân bay Narita độc quyền phục vụ khách quốc tế đến vùng Tokyo, sự độc quyền này đang dần giảm đi. Sân bay Haneda có một số chuyến bay quốc tế hạn chế đi Đài Loan và sau đó được thay bằng các chuyến đi Sân bay Gimpo ở Seoul. Sau khi xây xong đường băng D ở Haneda năm 2009, chính phủ Nhật Bản có ý định chuyển các chuyến bay quốc tế khác đến Haneda để giảm tải cho Narita. Nhiều kế hoạch xây sân bay thứ 3 cho Tokyo đã được đề xuất, sân bay mới này có thể nằm ở Bãi biển Kujukuri ở Đông Chiba hoặc trên một hòn đảo nhân tạo ở Vịnh Tokyo.

Sân bay Narita có hai nhà ga riêng biệt với một nhà ga xe lửa ngầm. Giữa các nhà ga hàng không là xe bus và xe lửa, không có lối đi dành cho người đi bộ nối hai nhà ga.

Sơ đồ Sân bay Narita, Terminal 1:

Terminal_1_map

Sơ đồ Terminal 2 sân bay Narita:

Terminal_2_map

Sân bay này có diện tích là 940 ha, có 3 terminal dân dụng. Trong đó

Terminal 1 là dành cho các hãng máy bay thuộc liên hiệp Skyteam (bao gồm cả Viêt Nam Airline,ANA)

Terminal 2 dành cho dành cho các hãng máy bay thuộc liên hiệp One World ( ví dụ Japan Airline)

Terminal 3 là dành cho các hãng máy bay giá rẻ (LCC)

Do khoảng cách giữa các terminal khá xa nên hành khách thường di chuyển bằng xe buýt giữa các terminal. Xe buýt miễn phí, khoảng cách di chuyển giữa các terminal là vào khoảng 5 phút nhưng thời gian chờ xe buýt vào khoảng từ 7 ~ 20 phút tùy vào địa điểm muốn đi.

Xe buýt di chuyển giữa terminal 1 và 2 có chuyến sớm nhất là từ 5:00 AM đến 22:30 PM, cứ 7 ~ 10 phút là có 1 chuyến.

Xe buýt nối cả 3 terminal và cả ga Narita Kyosei có chuyến sớm nhất là 6:46 và cứ 15~20 phút mới có 1 chuyến.

Dịch vụ cơ bản ở Sân Bay

Sân bay Narita đã được hiện đại hóa đến mức cao độ. Hành khách có thể tìm được mọi dịch vụ cần thiết sau đây để chuẩn bị cho chuyến đi của mình trong nước Nhật. Dưới đây là danh sách dịch vụ có tại 2 terminal chính 1 và 2:

Dịch vụ kí gửi hành lý:

Terminal 1: nằm ngay tại tầng 1 ( dành cho khách đến) hoặc tầng 4 (dành cho khách đi), thời gian làm việc là từ 7:00 ~23:00.

Terminal 2: Nằm tại tầng 1 ( dành cho khách đến) hoặc tầng 3 dành cho khách đi), thời gian làm việc là từ 7:00 ~23:00.

Giá cả vào khoảng từ 310 – 1000 Yen/ngày tùy kích cỡ hành lý.

Dịch vụ đổi tiền:

Terminal 1: nằm ngay tại tầng 1 ( dành cho khách đến) hoặc tầng 4 (dành cho khách đi), thời gian làm việc là từ 7:00 ~20:00. Đặc biệt sau khi làm thủ tục check in và đi qua cửa kiểm tra, hành khách vẫn có thể đổi tiền tại tầng 3.

Terminal 2: Nằm tại tầng 1 ( dành cho khách đến) hoặc tầng 3 dành cho khách đi), thời gian làm việc là từ 7:00 ~23:00. Đặc biệt sau khi làm thủ tục check in và đi qua cửa kiểm tra, hành khách vẫn có thể đổi tiền tại tầng 3

Dịch vụ cho thuê điện thoại, thiết bị phát wifi: tập trung ở tầng 1 và tầng 4 của terminal 1 (6:30 ~21:00) và tầng 1,4 của terminal 2 (6:30 ~21:00)

Dịch vụ internet ( 100 yen 10 phút) tại tầng 1, 4 của terminal 1 và tầng 2,3 của terminal 2.

Dịch vụ sạc pin ( miễn phí) tại tầng 1,4 của terminal 1 và tầng 2,3 của terminal 2.

Dịch vụ copy, fax ở tầng 5 của terminal 1 và tầng 4 của terminal 2.

Phòng hút thuốc: có tại tất cả các tầng, sử dụng miễn phí.

Địa điểm cân hành lý: tại tầng 4 của terminal 1 và tầng 3 của terminal 2

Dịch vụ hoàn thuế: tại tầng 1 của các terminal

Dịch vụ sửa chửa túi xách, giày dép: thời gian mở cửa từ 8:00 – 20:00, có tại các tầng B1 của terminal 1 và tầng 1,3 của terminal 2

Dịch vụ cho trẻ em: Khu vui chơi cho trẻ em: ở tầng 3,5 của terminal 1 và tầng 3,4 của terminal 2

Phòng dành cho trẻ sơ sinh: tại đây có đầy đủ các trang thiết bị để thay bỉm, cho trẻ sơ sinh nghỉ ngơi cũng như cho bú. Phòng này có tại tất cả các tầng trong các terminal.

Xe đẩy: hành khách có thể mượn xe đẩy miễn phí để di chuyển trong sân bay. Địa điểm mượn là trạm thông tin (information center) tại B1, 1,3,4 của terminal 1 hoặc trạm thông tin B1,1,3

Đặc biệt ngay trong sân bay có luôn các khu tổ chức các sự kiện ngắn hạn, tập trung vào giới thiệu văn hóa Nhật Bản hoặc trưng bày các tác phẩm nghệ thuật.

Các quán ăn tại sân bay Narita

Thật khó để có thể giới thiệu hết các dịch vụ liên quan đến ăn uống trong sân bay Narita vì có đến 77 cửa hàng ở terminal 1 và 31 cửa hàng tại terminal 2. Tuy nhiên sau đây là các cửa hàng có nhiều điểm phù hợp cho khách đi du lịch cá nhân.

Tại Terminal 1:

BAGEL&BAGEL: cửa hàng này phục vụ nhiều loại bánh donut với giá cả phải chăng 160Yen ~ 550Yen, phù hợp cho ăn nhẹ hoặc cho trẻ em. Cửa hàng có tại tầng 4 của terminal 1, khu trung tâm.

Soup Stock Tokyo: bán các loại soup bổ dưỡng nóng sốt, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em. Giá vào khoảng 1000 Yen cho 1 set cả cơm và soup. Cửa hàng có tại tầng 4 của terminal 1, khu trung tâm.

GINZA LION: bán các loại thức ăn tây như xúc xích, cơm chiên, salat, pizza và bia…thích hợp để ăn tối. Giá từ 1000 Yen ~ 3000 Yen 1 bữa. Cửa hàng có tại tầng 4 của terminal 1cánh bắc

Tokyo Food Bar: mì somen, ramen, udon, cơm cà ri và bánh sandwich. Giá khoảng từ 800 ~ 1200 Yen 1 bữa. Phù hợp ăn trưa hoặc dành cho người không có thời gian. Cửa hàng có tại tầng 3 của terminal 1cánh nam

Kaisen Misakiko: quán sushi dây chuyền với giá 110 Yen 1 miếng. Cửa hàng có tại tầng 5của terminal 1, khu trung tâm.

Tại terminal 2:

Gansozushi: quán sushi dây chuyền với giá 110 Yen 1 miếng. Cửa hàng có tại tầng 4 của terminal 2, khu trung tâm

Asian Bowl Bowl: quán ăn gia đình bán cả đồ ăn Nhật và Âu. Giá từ 1000 ~ 3000 Yen. Cửa hàng có tại tầng 3 của terminal 2, khu trung tâm

Ngoài ra trong sân bay còn có cửa hàng tiện lợi Lawson, Seven eleven, café Starbucks, café Tullip…là những nơi có thể cung cấp 1 bữa ăn đủ chất mà lại hợp túi tiền

Nơi nghỉ ngơi tại sân bay Narita

Thời gian vận hành các chuyến bay tại Narita chỉ từ 6:00 – 23:00, sau đó sân bay sẽ đóng cửa để tu sửa, làm vệ sinh…Điều đó đồng nghĩa với việc từ 23:00 – 6:00, hành khách không thể ở trong sân bay. Nếu bạn cần nghỉ ngơi trong các chuyến bay nối, bạn có thể sử dụng dịch vụ nghỉ ngơi sau đây:

Khách sạn hộp ( Capsule Hotel): giá từ 3900 Yen cho 1 đêm hoặc 1500 Yên cho 1h sử dụng, dịch vụ nhà tắm là 1000 Yen cho 1h sử dụng. Khách sạn này có tại tầng B1, 3 của terminal 2. Ngoài ra dịch vụ tương tự có tại tầng 3 của terminal 1.

Di chuyển giữa sân bay Narita và thành phố Tokyo

Có rất nhiều phương tiện để khách tham quan có thể di chuyển giữa Narita và Tokyo. Sau đây là các phương tiện sắp xếp theo độ tiện lợi và giá cả:

1. Xe buýt Limousine bus: hành khách có thể mua vé ngay tại tầng 1 của các terminal và đi ngay ra ngoài cổng terminal là bến đợi xe buýt. Hình thức này khá được ưa chuộng do giá vé hợp lí ( khoảng tầm 3000 yen cho 1 chiều), khách không phải đổi xe, không sợ lạc, có chỗ ngồi và có chỗ để hành lý.

Nhược điểm là thường từ 30 phút ~ 1 tiếng mới có 1 chuyến, thời gian xe chạy cũng khá muộn từ 6h30 ~ 20:00.

2. Sit on Coach: hiện nay loại hình này cũng rất thịnh hành. Khách sẽ liên hệ đặt giờ đón trước, xe sẽ đón khách chung cùng với các khách khác. Giá cả vào khoảng 5000 Yen/ người.

Ưu điểm là khách không phải đợi xe, không phải đổi chuyến, có chỗ ngồi và chỗ để hành lí.

Nhược điểm là khách phải có mặt đúng giờ hẹn và khách chỉ được mang 1 vali hành lý, nếu mang hơn sẽ phải đóng them phí, ngoài ra thời gian đón và thả khách khá lâu.

3. Tàu điện: phù hợp với những người mang hành lý nhẹ, thích tự chủ về thời gian. Nhược điểm: khá vất vả để di chuyển hành lý. Hành khách có thể mua vé và bắt tàu tại tầng B1 của các terminal.

Skyliner: nối liền Narita với ga Nippori thuộc line Yamanote, rất tiện lợi cho những người muốn tới Ueno, Harajuku, Asakusa, Tokyo. Thời gian di chuyển là 36 phút, giá vé 2470 Yen.

Narita Express: nối liền Narita với ga Tokyo, tiện di chuyển đến các ga thuộc tuyến Yamanote, sân bay Haneda, ga Shinagawa. Giá vé từ sân bay đến ga Tokyo là 3020 Yen, thời gian di chuyển tầm 30 phút.

4. Taxi: thích hợp cho những người không có nhiều thời gian, dư dả về tài chính.

Điểm tiện lợi: có thể di chyển mọi lúc mọi nơi, luôn có chỗ ngồi và chỗ để hành lý.

Nhược điểm: tốn kém, giá trung bình để đi từ trung tâm thành phố ra sân bay cho 1 xe 4 chỗ là vào khoảng 30,000 yên.

Quý khách có nhu cầu đặt vé máy bay Sài Gòn TPHCM đi Tokyo, Nhật Bản vui lòng tham khảo thông tin sân bay Narita và gọi ngay đến tổng đài vé máy bay 08-62916677 để được tư vấn đặt vé máy bay giá rẻ nhất Sài Gòn TPHCM đi Tokyo và Hà Nội đi Tokyo.

Người viết: admin

0

Thêm vào giỏ hàng thành công