TIẾN NHẤT THÀNH
Vé Máy Bay TIẾN NHẤT THÀNH
Giá vé rẻ nhất - Phục vụ tốt nhất
VÉ MÁY BAY TPHCM ĐI THANH HÓA GIÁ RẺ

TRA CỨU VÉ MÁY BAY

VÉ MÁY BAY TPHCM ĐI THANH HÓA GIÁ RẺ

Thứ 3, 10/03/2015, 15:19 GMT+7

Vé máy bay TPHCM đi Thanh Hóa giá rẻ được rất nhiều khách hàng quan tâm và gửi thông tin họ tên và ngày dự định bay, các Booker của Phòng vé máy bay Tiến Nhất Thành đã đặt hàng chục vé máy bay TPHCM đi Thanh Hóa giá cực rẻ.

Giá vé máy bay TPHCM đi Thanh Hóa cập nhật ngày 07/04/2015: 

gia_ve_may_bay_tphcm_di_hai_phong

Mua vé máy bay TPHCM đi Thanh Hóa, Quý khách sẽ có cơ hội tham quan Đền Thờ Lế Lai

Đền thờ Lê Lai thuộc làng Tép, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cách khu di tích Lam Kinh khoảng 6km về phía Tây. Xưa kia vùng đất này có tên gọi là thôn Dựng Tú, sách Đức Giang, phủ Thanh Hóa. Vào thế kỷ 15 tương truyền rằng: Một lần Lê Lợi đi chiêu binh qua dòng suối trước làng, vì nóng quá xuống rửa chân thì tép bám đầy chân thấy vậy Lê Lợi đặt ngay tên là làng Tép.

Đến thăm đền Tép, du khách được nghe câu chuyện cảm động về người đã hy sinh thân mình cứu chủ tướng Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của quân Minh, về tấm lòng trung quân, chí khí cao cả, cương trực, giàu lòng yêu nước căm thù giặc. Để tưởng nhớ người có công với dân tộc, với giang sơn xã tắc và sự trân trọng ngưỡng mộ, triều Lê và nhân dân làng Tép đã xây dựng đền thờ Lê Lai trên đất Kiên Thọ vào năm Thái Hòa thứ 7 triều vua Lê Nhân Tông (1450). Đền nằm trên sườn đồi phía trước là hồ sen thơm ngát, xa xa là cánh đồng dài bất tận tạo nên với vị trí đẹp mà theo thuyết phong thủy là đất tụ linh, tụ phúc, hổ chầu, long tụ. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng ngôi đền vẫn giữ được nét đẹp riêng hiếm có và đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia, nơi tưởng nhớ vị tướng tài đã có công lao to lớn với nhân dân và triều đình được sử sách ghi nhận, được nhân dân tôn kính cho đến ngày nay như câu ca dao: “Hai mốt Lê Lai - Hai hai Lê Lợi”.
* Núi Dầu - “… Núi Lam Sơn dấy nghĩa…

  Núi Dầu là một trong những vị trí rất quan trọng làm hậu chẩm cho toàn bộ khu trung tâm điện miếu Lam Kinh. Trong "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi có câu: "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa, chốn hoang dã nương mình" xưa núi Lam Sơn là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ngày nay nó được gọi với cái tên là núi Dầu. Truyền thuyết kể rằng: Khi Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, ông đã tìm ngọn núi ở gần vùng đất Lam Sơn, cho quân đêm đêm đốt đèn trên núi để chiêu quân. Đèn thắp đêm này qua đêm khác để cho nghĩa sĩ bốn phư­­­ơng biết hư­­­ớng tìm về Lam Sơn tụ nghĩa.

  Dầu thắp đèn cần dùng rất nhiều nên phải có ngư­­­ời th­ư­­ờng xuyên tiếp tế. Có một ng­­­ười đàn bà ở dư­­­ới xuôi lên đem dầu bán cho trại chủ Lam Sơn. Để giữ  bí mật, Lê Lợi cho quân chỉ mua dầu của ng­­­ười đàn bà ấy. Bà hàng Dầu ngày ngày gánh lên bán cho nghĩa quân, quân Minh dò biết đã đón đ­­­ường bắt bà mang về tra khảo cực hình nhưng bà không tiết lộ bí mật, cuối cùng chúng đã giết bà. Lê Lợi nghe tin cảm động về lòng yêu nư­­­ớc của bà hàng dầu. Sau khi bà hàng dầu bị giết có một thời gian quân không đủ dầu thắp, ngọn đèn trên núi không còn le lói như­­ ­ x­­­ưa. Lê Lợi đã nhớ ơn bà mà đ­­em thi hài của bà về núi Lam Sơn để an tang, đặt tên cho ngọn núi ấy là núi Dầu và tên núi Dầu vẫn còn tồn tại đến ngày nay 
* Chiêu Anh Quán - Đền Ngọc Lan trạm chiêu binh của nghĩa quân Lam Sơn 

Cách Lam Kinh khoảng 1km là di tích Chiêu Anh Quán - Đền Ngọc Lan, một ngôi đền nhỏ đã gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công.

Người viết: admin

0

Thêm vào giỏ hàng thành công